chia sẻ thông tin về công nghệ

Khái niệm về chính phủ điện tử

0

Trong những năm gần đây công nghệ thông tin đang ngày một phát triển. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý nhà nước là điều tất yếu để đổi mới công tác, nâng cao năng lực hoạt động của chính phủ. Vậy nên khái niệm chính phủ điện tử ra đời. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về thuật ngữ này nhé.

Chính phủ điện tử là gì?

Chính phủ điện tử hiểu một cách nôm na là một chính phủ hiện đại và được đổi mới. Hệ thống này hoạt động hiệu quả hơn nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng vào công tác quản lý, đào tạo của chính phủ.

Theo như ngân hàng thế giới, chính phủ điện tử là việc mà các cơ quan chính phủ sẽ sử dụng hệ thống vật chất công nghệ thông tin để nhằm thực hiện những giao dịch và quan hệ với công dân, doanh nghiệp và những tổ chức xã hội khác. Nhờ đó các giao dịch của cơ quan Chính Phủ với công dân cũng như các tổ chức sẽ được nâng cao, đổi mới và cải thiện hơn. Từ những lợi ích thu được, tình trạng tham nhũng được giảm thiểu, quá trình giao dịch được công khai, minh bạch, tiện lợi, góp phần vào sự phát triển của đất nước, giảm thiểu tối đa các chi phí quản lý giao dịch.

Chủ thể tham gia của chính phủ điện tử.

Trong quá trình tham gia chính phủ điện tử gồm 3 chủ thể chính đó là người dân, chính phủ và các tổ chức, doanh nghiệp. Giữa 3 chủ thể này tồn tại ba mối quan hệ tương tác chính đó là :

  • G2C : quan hệ giữa Chính phủ với người dân
  • G2B : quan hệ giữa Chính phủ với các doanh nghiệp
  • G2G : quan hệ giữa các chính phủ với nhau.

Mục tiêu hoạt động của chính phủ điện tử.

Chính phủ điện tử ra đời để cải thiện các quy trình công tác của cơ quan bộ máy chính phủ thông qua việc tiến hành các công tác hành chính điện tử, cải thiện mối quan hệ của người dân với chính phủ thông qua công dân điện tử. Trong tương lai, chính phủ điện tử cần được phát triển để tiến tới xây dựng một xã hội mang tri thức tiên tiến dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin.

Quá trình phát triển của chính phủ điện tử trải qua rất nhiều giai đoạn. Tùy theo mỗi giai đoạn thì tính phức tạp của nó lại khác nhau. Thế nhưng những giá trị, tác dụng mà nó mang lại cho doanh nghiệp cũng như công nhân ngày càng được tăng lên.

Hiện nay xuất hiện rất nhiều các dịch vụ công trực tuyến như dịch vụ đăng ký thuế thu nhập cá nhân, dịch vụ đăng ký thuế tài sản, việc gia hạn cấp phép visa và hộ chiếu, lấy ý kiến biểu quyết qua mạng. Về phía các doanh nghiệp chính phủ điện tử được bắt đầu với những ứng dụng mua bán trực tuyến. Trong các giai đoạn này, quy trình nội bộ liên quan tới G2G cần được thiết kế lại để đáp ứng kịp thời những dịch vụ được tốt hơn. Các bộ luật và quy chế mới cần được ban hành để phù hợp với những giao dịch không sử dụng tài liệu bằng giấy, hay nói cách khác chính là những giao dịch điện tử.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.