Răng sâu vào tủy – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị triệt để
Răng sâu vào tủy là khi tình trạng sâu răng trở nên tồi tệ. Lúc này, răng bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn. Nếu tiếp tục không điều trị thì tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường, sức khỏe răng miệng sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Vậy, răng sâu vào tủy có dấu hiệu như thế nào, cách điều trị triệt để ra sao? Hãy cùng Nha khoa Quốc tế 108 tìm hiểu vấn đề này
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết răng sâu vào tủy
Sâu răng để lâu không điều trị thì các vi khuẩn sẽ tấn công từ từ đến tủy và hiện tượng gặp phải chính là viêm tủy răng. Bạn có thể nhận biết nó qua một số dấu hiệu sau đây:
Giai đoạn đầu
Khi sâu răng mới chớm vào tủy, bệnh nhân sẽ cảm thấy bị đau nhức. Đặc biệt, cơn đau dữ dội hơn khi ăn các thực phẩm ngọt, lạnh, nóng. Ngoài ra, việc thay đổi áp suất cũng làm cho răng của bạn cảm thấy đau hơn.
Tìm hiểu: Diệt tủy răng – 8 Lưu ý bạn phải biết
Giai đoạn răng sâu vào tủy
Những cơn đau nhức sẽ đến với cường độ dồn dập hơn, đau nhiều hơn và kéo dài hơn. Đặc biệt cơn đau hay xuất hiện về đêm, khiến cho bệnh nhân mất ngủ, mệt mỏi và rất căng thẳng. Người bệnh rất dễ bị stress do không ăn uống được, mất ngủ và công việc cũng bị gián đoạn.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng răng sâu vào tuỷ
Giai đoạn bị viêm tủy răng nặng
Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất. Nếu vẫn không phát hiện ra để điều trị kịp thời thì răng của bạn rất dễ bị hoại tử, mất răng và còn ảnh hưởng đến các răng khác. Trong giai đoạn này, tủy răng đã bị chết gần hết nên tình trạng đau hầu như cũng không còn, thay vào đó là thịt sẽ bị lồi ra ở các vị trí sâu răng.
Răng sâu vào tủy có gây nguy hiểm gì không?
Khi răng đã bị sâu vào tủy thì có nghĩa tình trạng sâu răng đã nặng và lây lan đến tủy răng. Người bệnh sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi:
- Đau nhức suốt ngày, thậm chí các cơn đau sẽ không giảm và kéo dài suốt nhiều ngày.
- Việc nhai, ăn uống cũng bị cản trở. Nhạy cảm với các đồ ăn nóng lạnh ngọt.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cơ thể do không ăn uống được.
- Mất ngủ, mệt mỏi, stress gây ảnh hưởng đến công việc.
Nếu không phát hiện ra những dấu hiệu viêm tủy răng sớm thì các biến chứng nguy hiểm sẽ nhanh chóng tấn công. Bệnh nhân sẽ có thể phải chịu viêm cuống răng, áp xe răng, nhiễm trùng đến các răng khác, hoại tử răng gây mất răng.
Răng sâu vào tuỷ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng
Như vậy, răng sâu vào tủy có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Chính vì vậy, nếu càng để lâu thì tình trạng răng miệng sẽ càng trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn.
Cách điều trị răng sâu vào tủy
Tuỳ vào mức độ tiến triển sâu răng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có cách điều trị và khắc phục khác nhau. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Răng sâu vào tủy vẫn có khả năng điều trị
Điều trị nội nha chính là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Các bác sĩ sẽ tiến hành mở ống tủy bằng dụng cụ khoan chuyên dụng, sau đó rút hết phần tủy bị viêm nhiễm, hoại tử. Sau khi ống tủy đã được làm vệ sinh sạch sẽ thì các bác sĩ sẽ tiến hành trám bít ống tủy bằng chất liệu trám. Chất liệu trám tuỳ thuộc vào cơ địa cũng như sự lựa chọn của bệnh nhân.
Tiến hành lấy tuỷ răng và trám bít ống tuỷ
Sau khi điều trị thì bệnh nhân sẽ không phải chịu các cơn đau nữa, chức năng của răng cũng được hồi phục và trở lại bình thường. Tuy nhiên, do răng không còn được nuôi dưỡng bởi vì mất tủy nên khả năng giòn, dễ vỡ cũng tăng lên.
Trường hợp 2: Răng sâu vào tủy nặng không có khả năng điều trị
Trong trường hợp này, phương pháp điều trị nội nha không thể giữ lại răng thì biện pháp cuối cùng là phải nhổ bỏ răng. Nếu cố tình giữ lại, có thể răng còn tiếp tục gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.
Bệnh nhân có thể tiến hành trồng lại răng thay thế vào răng vừa nhổ để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như yếu tố thẩm mỹ.
Hy vọng, các thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ về tình trạng sâu răng vào tủy, cách nhận biết cũng như phương pháp điều trị, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề này. Tốt nhất, các bạn nên khám nha khoa định kỳ để có thể đảm bảo tình trạng sức khỏe răng miệng của mình.